Skip to main content

Obata Hideyoshi – Wikipedia tiếng Việt



Obata Hideyoshi (小畑英良, おばた ひでよし) (2 tháng 4 năm 1890 - 11 tháng 8 năm 1944) là một vị tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Ông đã mổ bụng tự sát (seppuku) sau thất bại của quân Nhật trong trận Guam vào năm 1944.





Obata quê ở quận Osaka. Ông tốt nghiệp khóa 23 Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) vào tháng 12 năm 1911 và được đưa vào hoạt động ở quân chủng kị binh với quân hàm trung úy. Năm 1919, ông tốt nghiệp khóa 31 Đại học Lục quân và được phong quân hàm đại úy.

Obata là thành viên của nhóm ái quốc cực đoan Hoàng đạo phái (Kōdōha) dưới sự chỉ huy của Araki Sadao, chủ trương cổ vũ sức mạnh tinh thần của quân đội bằng cách đề cao tinh thần thượng võ và vai trò của Thiên hoàng. Đối lập với Hoàng đạo phái là Thống chế phái (Toseiha) do Ugaki Kazushige đứng đầu.

Từ 1923-1927, Obata trở thành tùy viên quân sự tại Vương quốc Anh và từ năm 1927-1934 là tại Ấn Độ thuộc Anh. Tháng 8 năm 1934, ông được phong hàm đại tá khi đang phục vụ trong quân chủng kị binh và triệu hồi về Nhật để làm việc trong Bộ tổng tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản.

Obata được phong hàm thiếu tướng vào tháng 3 năm 1938 và được chuyển từ kị binh sang không lực lục quân. Ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Không lực lục quân Akeno tháng 8 năm 1938. Tháng 12 năm 1940, ông được phong hàm trung tướng và bổ nhiệm làm chỉ huy Không đoàn 5 đóng tại Đài Loan khi Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu. Sau đó, ông được điều đến mặt trận Miến Điện vào năm 1942. Tháng 5 năm 1943, ông trở thành tổng tư lệnh Không lực 3 Lục quân nhưng lại được triệu hồi về Tokyo tháng 12 cùng năm.[1]

Ngày 18 tháng 2 năm 1944, Obata được giao chỉ huy Quân đoàn 31 với 2 sư đoàn 29 và 53 làm nhiệm vụ phòng thủ quần đảo Mariana. Khi quân Đồng Minh chuẩn bị đổ bộ, Obata đã yêu cầu gửi thêm xi măng, sắt thép để làm hệ thống phòng thủ nhưng phần lớn đồ tiếp tế đã bị đánh chìm xuống đáy biển.[2] Khi quân Mỹ đổ bộ lên Saipan, Obata đã cho dời sở chỉ huy của mình đến đảo Guam. Tại đây, ông đã cùng trung tướng Takeshi Takashina làm nhiệm vụ bảo vệ đảo. Tuy nhiên, khi quân Mỹ đổ bộ chiếm Guam vào ngày 21 tháng 7, quân Nhật đã nhanh chóng bị quân lực và hỏa lực Mỹ áp đảo. Sau khi tướng Takashina chết vào ngày 28 tháng 7, quyền chỉ huy được chuyển giao cho Obata. Cuối cùng, khi thấy không còn giữ được đảo, Obata đã ra lệnh cho những người lính của mình chiến đấu đến chết rồi thực hiện mổ bụng tự sát (seppuku) vào ngày 11 tháng 8 năm 1944.[3] Sau khi chết, ông được truy phong quân hàm đại tướng.




  1. ^ Budge, Pacific War Online Encyclopedia

  2. ^ Cuộc chiến tranh TBD, sđd, trang 20

  3. ^ Chen, World War II Database



Sách[sửa | sửa mã nguồn]


  • Lê Vinh Quốc-Huỳnh Văn Tòng (2000). Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) - Quyển 2. Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo dục. 

  • Dupuy, Trevor N. (1992). Bách khoa toàn thư Tiểu sử Quân đội. I B Tauris & Co Ltd. ISBN 1-85043-569-3. 

  • Fuller, Richard (1992). Shokan: Hirohito's Samurai. London: Arms and Armor. ISBN 1-85409-151-4. 

  • Gailey, Harry (1988). Giải phóng đảo Guam (21/7 - 10/8). Novato, California, U.S.A.: Presidio Press. ISBN 0-89141-651-X. 

  • Hayashi, Saburo; Cox, Alvin D (1959). Kogun: Quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Quantico, VA: The Marine Corps Association. 

Web[sửa | sửa mã nguồn]



Comments

Popular posts from this blog

Hưu hướng Như Lai – Wikipedia tiếng Việt

Hưu hướng Như Lai (chữ Hán: 休向如來) là một bài thơ thiền nổi tiếng của Quảng Nghiêm thiền sư, sáng tác vào khoảng thời nhà Lý (Việt Nam). 離寂方言寂滅去, 生無生后說無生。 男兒自有衝天志, 休向如來行處行。 Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ, Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí, Hưu hướng Như Lai hành xứ hành. Bản dịch [2] : Đừng theo bước Như Lai Thoát tịch rồi bàn câu tịch diệt Sau vô sinh hãy nói vô sinh Nam nhi tự có chí xông trời Theo gót Như Lai bước từng bước. Bản dịch của Ngô Tất Tố: [3] : Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh Tài trai có chí xông trời thẳm Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình Dịch nghĩa : Xa lìa sự ham muốn mới có thể bàn chuyện đi vào tịch diệt [4] Sinh vào cõi vô sinh rồi mới có thể bàn chuyện vô sinh Làm trai phải tự có chí xông trời thẳm Đừng dẫm theo vết chân của Như Lai. Câu cuối hưu (休) nếu là hựu thì câu thơ có nghĩa là: "Lại hướng theo Như Lai làm chỗ làm". Có bản hai câu đầu là: Li tịch phương ngôn tịch diệt Khứ sinh hậu

Chủng tộc và quốc gia của Warhammer Fantasy

Trong bối cảnh giả tưởng Warhammer Fantasy của Games Workshop, có một số chủng tộc và quốc gia khác nhau. Điều quan trọng nhất trong số các tính năng này là các đội quân riêng lẻ trong trò chơi hàng đầu trong bảng Warhammer Fantasy Battle. Cõi đàn ông [ chỉnh sửa ] Tất cả các quốc gia nhân loại đặc trưng đều có trụ sở ở Thế giới cũ. Vương quốc Bretonnia [ chỉnh sửa ] Bretonnia dựa trên nước Pháp thời trung cổ trong thế giới thực; Tên của nó rõ ràng có nguồn gốc từ tỉnh Britanny của Pháp và nó rút ra rất nhiều từ những truyền thuyết Arthurian có liên quan đến thời trung cổ Brittany; ví dụ với The Lady và The Green Knight, cả hai đều có sự tương đồng với truyền thuyết Arthurian. Mặc dù ban đầu được cộng đồng Warhammer nhận là quá lý tưởng cho bầu không khí Warhammer, nhưng những cuốn sách nguồn tiếp theo đã tiết lộ sự kiêu ngạo tiềm ẩn của các hiệp sĩ Bretonnian và cách đối xử tàn nhẫn của họ đối với những công dân thấp hèn của họ. Bretonnia được thành lập khi Hiệp sĩ L

Boigny-sur-Bionne – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 47°55′42″B 2°00′36″Đ  /  47,9283333333°B 2,01°Đ  / 47.9283333333; 2.01 Boigny-sur-Bionne City Hall Boigny-sur-Bionne Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Centre-Val de Loire Tỉnh Loiret Quận Orléans Tổng Chécy Xã (thị) trưởng Francis Oliver (2001–2014) Thống kê Độ cao 98–121 m (322–397 ft) Diện tích đất 1 7,53 km 2 (2,91 sq mi) Nhân khẩu 2 2.106   (2006)  - Mật độ 280 /km 2 (730 /sq mi) INSEE/Mã bưu chính 45034/ 45760 1 Dữ liệu địa chính Pháp loại trừ các hồ và ao lớn hơn 1 km² (0.386 dặm vuông hoặc 247 acre) cũng như các cửa sông. 2 Dân số không tính hai lần : cư dân của nhiều xã (ví dụ, các sinh viên và quân nhân) chỉ tính một lần. Boigny-sur-Bionne là một xã trong tỉnh Loiret, vùng Centre-Val de Loire bắc trung bộ nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao từ 98-121 mét trên mực nước biển. IBM có văn phòng ở Boigny-sur-Bionne. [1] Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Boigny-sur-Bionne ^ "IBM France." IBM. Truy cập 21 tháng 10 năm 20